Review phỏng vấn Google mùa Covid (2021) - Phần cuối Kết quả và kinh nghiệm

2 bài dài rồi, bài này ngắn thôi nha mọi người

Phần 1

Phần 2

Hơn 1 tuần sau, Sherry mail hẹn nói chuyện trực tiếp để thông báo kết quả với 1 tông giọng có vẻ tích cực.

“I’d love to discuss it with you over the phone about it!”

Báo kết quả mà cũng không nói luôn còn bày đặt gọi điện! Mình cũng lên Quora search thử thì có vẻ văn phong này là tin tốt. Tự dưng nghĩ hay là qua rồi nhỉ, biết đâu lại ăn may. Mình còn nghĩ trước xem deal offer như nào là như nào, vân vân rồi mây mây.

Nhưng cuối cùng đời chẳng như là mơ các bạn ạ.

Kết quả: tạch! Anh khá tốt nhưng em rất tiếc! Chúng em có những ứng viên khác tốt hơn!

Đúng là bọn thầy phán trên Quora…

Kinh nghiệm rút ra

Sau vài hôm mình có tham vấn ý kiến của một số bạn bè cũng làm trong GAFA và mấy công ty Mỹ, đúc kết ra nhiều kinh nghiệm

  • Phone Interview là để sàng lọc. Ứng viên nếu quá tồi không qua được Phone thì khỏi tổ chức Onsite làm gì cho phí công. Vì vậy thể hiện được một mức nhất định là sẽ qua.
  • Onsite là câu chuyện khác. Mình phải cạnh tranh với các ứng viên Onsite khác cho chỉ 1 đến 2 vị trí cao nhất trên cùng.
  • 70 bài LeetCode là không đủ. Một anh bạn người Ấn (hiện đã vào Microsoft) đã làm 360 bài Medium + Hard và … đã bị Google Reject 3 lần.
  • Khi vào onsite là xác định cạnh tranh với những ứng viên như trên. Google luôn có rất nhiều ứng viên như thế ứng tuyển.
  • Mình hơi …đen theo 1 ý nghĩa nhất định.

—-

Edit: Theo như góp ý của 1 Googler thì mình fail Hiring Committee trước khi đến Team Match, có nghĩa là chưa đến đoạn cạnh tranh với các ứng viên khác.

Có thể hiểu 1 cách gián tiếp là có nhiều ứng viên phỏng vấn và họ đều luyện tập Coding/Algorithm. Google chỉ có 1 số headcount nhất định nên cái bar để pass sẽ được điều chỉnh theo số đông, và mình chưa qua được cái bar đó.

—-

Một ý nữa khá thuyết phục, là các công ty Mỹ thường định nghĩa tuyển dụng thất bại theo 2 loại:

  1. False negative: Loại nhầm người làm được việc. Trong 10 người ứng tuyển, họ lấy 1 loại 9, nhưng có thể 7-8 người trong 9 người kia làm được việc.
  2. False positive: Tuyển nhầm, để lọt người không làm được việc vào công ty. Bạn hiểu đơn giản là 1 thanh niên amateur vào viết code bậy bạ rồi sập server, hỏng hết sản phẩm công ty.

Các công ty thường muốn tránh (2) hơn (1), và thiết lập rất nhiều vòng Code để loại trừ các yếu tố may mắn. Đơn cử mình có thể ăn may khi biết trước đề và lời giải của 1 bài, nhưng không thể biết trước đề và lời giải của cả 6 bài. Đỗ có nghĩa là tất cả các vòng đều phải thể hiện ok.

Điểm tốt là chuyện trượt cũng không có nghĩa mình sẽ vào danh sách đen hay gì, sau 1 năm có thể thử lại. Con số 1 năm đặt ra là do Google nghĩ dưới 1 năm thì 1 ứng viên chưa thể cải thiện được đủ nhiều.

Vậy thôi còn gì để nói nữa nhỉ, kết quả là hợp lý. Đổi lại mình thu được kinh nghiệm xem GAFA nó ra ngô ra khoai thế nào, và biết được cách làm để đạt được mục đích.

Vậy nhé, chúc mọi người vui vẻ. Mọi câu hỏi cứ comment bên dưới mình sẽ trả lời dần!

Mọi đóng góp, trao đổi, ý kiến xây dựng về bài viết này xin được gửi về địa chỉ email: dilamtainhat.vpj@gmail.com.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai