Các bạn muốn làm việc ở công ty lớn hay nhỏ?
Một chút lưu ý về định nghĩa
Luật doanh nghiệp tại Nhật hiện chỉ quy định về định nghĩa công ty lớn , chứ không có định nghĩa cụ thể dành cho công ty vừa và nhỏ (中小企業)(*). Phần đông mọi người sẽ ngầm hiểu công ty lớn là những công ty có quy mô tương xứng, nổi tiếng trong ngành, chiếm thị phần cao v.v… và còn lại là công ty vừa và nhỏ.
Lợi và bất lợi khi làm việc trong công ty lớn
Hồi sinh viên đi làm thì mình toàn làm công ty bé, ra trường làm công ty lớn hơn mới thấy một trời khác biệt.
Công ty lớn thường có lợi thế về lương, thưởng, chế độ phúc lợi, độ ổn định cao, cũng như danh tiếng tốt. Mức độ nổi tiếng và quy mô của công ty bạn làm cũng có thể ngay lập tức giúp bạn có được sự tín nhiệm từ những người bạn mới gặp. Bên cạnh đấy thì trong công ty to do đặc thù về vận hành, bạn có thể sẽ được làm những công việc không tồn tại ở các công ty nhỏ.
Tuy nhiên, qua trải nghiệm của bản thân mình cũng đã rút ra ra 4 điểm bất tiện khi làm ở công ty lớn như sau:
- Chơi vơi giữa công ty, chẳng biết những người ngồi cách vài dãy bàn mình làm gì.
- Nhiều luật lệ phức tạp. Đơn cử như công ty mình phải dùng data center riêng; muốn có kết nối với thế giới phải đề nghị tạo ACL/firewall/… Để đảm bảo được an toàn thì phải kéo dài thời gian làm việc.
- Khi đi phỏng vấn thì sau rất nhiều vòng mới được nói chuyện với người sẽ làm việc cùng với mình. Điều này có thể là bất lợi vì người sếp trực tiếp ảnh hưởng lên cá nhân mình rất lớn.
- Công ty lớn nên mức độ cạnh tranh cũng nhiều hơn, có thể khó phát triển nếu không ngồi đúng vị trí. Lúc đó thì danh tiếng tốt nhưng thu nhập lại rất bèo.
- …
Ngoài quy mô công ty, thì mình thấy đồng nghiệp và sếp trực tiếp là quan trọng nhất. Từ lúc đi làm trong công ty mình đã đổi team – đổi sếp 1 lần và thấy thay đổi nhiều (tất nhiên chính sách – chế độ chung thì vẫn vậy).
Với bạn thì yếu tố quy mô công ty có quan trọng không?
(*) Định nghĩa về công ty vừa và nhỏ theo luật DN Nhật Bản:
- Ngành sản xuất/xây dựng/vận tải: công ty có vốn điều lệ dưới 3 oku JPY (tương đương 50 tỷ VND), nhân viên dưới 300 người
- Ngành bán buôn: công ty có vốn điều lệ dưới 1 oku JPY (tương đương 17 tỷ VND), nhân viên dưới 100 người
- Ngành dịch vụ: công ty có vốn điều lệ dưới 5,000 vạn JPY (tương đương 8 tỷ VND), nhân viên dưới 100 người
- Ngành bán lẻ: công ty có vốn điều lệ dưới 5,000 vạn JPY (tương đương 8 tỷ VND), nhân viên dưới 50 người
Mọi đóng góp, trao đổi, ý kiến xây dựng về bài viết này xin được gửi về địa chỉ email: dilamtainhat.vpj@gmail.com.
Để lại bình luận