~lược dịch từ What is psychology – Ellen Pastorino, Susann Doyle-Portillo~
CON NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH SỰ NGHIỆP CỦA MÌNH RA SAO
Giai đoạn tưởng tượng (fantasy stage): trẻ em mơ về công việc của mình (cô giáo, công an,…); những mong muốn này gắn chặt với sự phát triển hình tượng bản thân của trẻ.
Giai đoạn vô định (tentative stage): chúng ta chuyển sang giai đoạn này khi bước vào tuổi vị thành niên. Chúng ta cân nhắc các yếu tố: sở thích, khả năng, giá trị (thứ mà từng cá nhân coi trọng: tiền, địa vị,…). Tại thời điểm này chúng ta ít có kinh nghiệm về thị trường việc làm nên nhiều khi những mong muốn này không hoàn toàn gắn với thực tế.
Giai đoạn thực tế (realistic stage): diễn ra khi chúng ta vào đại học hoặc bắt đầu tìm kiếm việc làm; lúc này lựa chọn sẽ thu hẹp lại dựa vào cơ hội việc làm, học vấn, mong muốn tương lai…
KHI BƯỚC CHÂN VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, CHÚNG TA SẼ TRẢ QUA CÁC GIAI ĐOẠN NÀO?
Sự nghiệp của chúng ta có thể được tóm lược qua các giai đoạn:
Crystallization phase: xác định nghề nghiệp theo nhu cầu/khả năng của bản thân. VD như người hoạt ngôn, nhanh nhẹn có thể thử sức với công việc sales/marketing/…
Specification phase: thử nghiệm các lựa chọn của mình, có thể bằng cách intern khi còn là sinh viên.
Implementation phase: là giai đoạn mà chúng ta học kỹ năng thực tế và các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, duy trì tiến độ,…) thông qua công việc. Trong giai đoạn này chúng ta có thể phát hiện ra mình không thực sự phù hợp với công việc hiện tại. Ví dụ như khi một giáo viên nhận ra mình không muốn tiếp xúc cả ngày với trẻ em – đây gọi là reality shock hay còn gọi là bắt đầu nhận ra thực tế phũ phàng thế nào. Lúc này thì việc có thể tiếp tục duy trì công việc hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Có những người sẽ thay đổi công việc liên tục để đáp ứng mong muốn của bản thân.
Establishment phase: khi một người lựa chọn được công việc phù hợp với mình thì họ bước vào giai đoạn then chốt này. Chúng ta sẽ liên tục thay đổi để đáp ứng với kỳ vọng trong sự nghiệp, và giai đoạn này hiếm khi chỉ diễn ra trong chỉ một công ty/tổ chức mà không chuyển việc. Nam giới thường có nhiều biến động hơn ở giai đoạn này; trong khi nữ giới thường bị ngắt quãng do quá trình sinh nở.
Maintenance phase: ở tuổi trung niên phần lớn mỗi cá nhân sẽ sẵn lòng đóng góp cho công việc của mình nhiều hơn và nhiều khả năng đã tìm ra ý nghĩa riêng cho công việc của mình. Lúc này thì con người hướng tới tìm ý nghĩa trong công việc hơn là những yếu tố như lương/thưởng.
Deceleration phase: là khi con người bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn về hưu (retirement phase) của mình.
Khi về hưu thì giai đoạn retirement phase bắt đầu. Theo một bài nghiên cứu, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu duy trì được các yếu tố dưới đây sau khi về hưu.
- Sức khoẻ
- Yếu tố liên quan đến công việc: khi chúng ta quá gắn liền với công việc (hay là công việc chính là 1 phần để định nghĩa identity cho từng cá nhân – ví dụ như các vị trí chính trị cao như thủ tướng) thì chúng ta thường khó nghỉ hưu hơn do mất đi 1 phần bản thân mình
- Có thể kiểm soát thời điểm nghỉ hưu
- Tài chính
- Mối liên kết xã hội: những người có gia đình, hoặc là có nhiều mối quan hệ xã hội sẽ dễ thích ứng với giai đoạn nghỉ hưu hơn
Mọi người thấy sao về những giai đoạn này trong cuộc đời mình? Việc chuẩn bị trước cho kế hoạch nghỉ hưu của mình từ những năm tuổi 20 có vẻ cũng là một bước đi đúng đắn. Và có bạn nào theo trào lưu nghỉ hưu sớm – FIRE không nhỉ?
Mọi đóng góp, trao đổi, ý kiến xây dựng về bài viết này xin được gửi về địa chỉ email: dilamtainhat.vpj@gmail.com.
Để lại bình luận