[REVIEW] Thẻ tín dụng, ngân hàng và các ứng dụng tín dụng tiêu dùng tại Nhật

Thấy có bạn review về thẻ tín dụng của ngân hàng SMBC mà thấy thông tin ít quá nên tiện mình review thêm vài loại.

1. Thẻ tín dụng tại Nhật:

1.1 Những thẻ tín dụng đang sở hữu:

– Rakuten Premium card (Visa)

– Amazon Credit card (Master)

– Zozo Credit card (Master)

Những thẻ tín dụng đang sở hữu

1.2 Những đơn vị phát hành thẻ đã từng trượt:

– UFJ

– SMBC

– Mizuho

– Aeon

1.3 Đánh giá:

– Đăng ký tại các trung tâm thương mại hay thẻ Rakuten thì rất dễ đăng ký. Bạn mình là tu nghiệp sinh mà còn đăng ký được 2-3 cái thẻ tín dụng ở các trung tâm thương mại. Thẻ Rakuten mình đăng ký khi còn là sinh viên, báo đỗ luôn sau có vài tiếng.

– Khó nhất là thẻ tín dụng của các ngân hàng, mình đi làm và hạn mức cả thẻ đang dùng khá cao rồi mà vẫn trượt.

– Còn 1 điều được khuyên khi đăng ký thì không nên đăng ký 1 lúc 2~4 đơn vị phát hành thẻ, vì đây là hành vi bị đánh giá là high-risk.

– Muốn biết có đang ở tình trạng khó đăng ký thì có thể check CIC. Phí 1sen trả qua thẻ tín dụng.

– Rakuten card mình dùng từ thẻ miễn phí tới hiện tại nâng lên thẻ gần như cao nhất (sau thẻ black và business). Thẻ level càng cao thì độ bảo mật càng cao, hồi mình dùng thẻ Gold với mức tiêu vẫn vậy mà qua thẻ Premium bị lock liên tục, 1 tháng cỡ 2-3 lần phải gọi lên center để unlock hay nhờ họ setting thời gian mình không bị lock. Có email tạm thời thông báo ngày hôm trước tiêu gì, đây vẫn chưa phải là chính thức nên nếu bên bán hàng chưa hoàn thành thủ tục thì bạn chưa phải trả tiền đâu. Có 1 cái email khác nữa thông báo thì chính thức phải trả tiền những khoản ghi trong đó.

– Rakuten card nâng hạn mức (継続) cũng khá khó, mỗi lần nâng cách nhau 6 tháng. Mới đăng ký thẻ miễn phí thì hạn mức 10man/1 tháng. Còn nâng hạn mức tạm thời (一時) 2 tháng thì cũng dễ.

– Amazon card thì thuộc SMBC, chỉ có mỗi Master và mới thì được 20man/1 tháng. Mình thích nhất là nâng hạn mức cực dễ. Mình mới dùng được tầm 5-6 tháng mà đã có thể nâng hạn mức tạm thời gấp 5-6 lần rồi. Độ bảo mật thì mình đánh giá bình thường, mãi sau này mình tiêu ác quá thì mới bật chế độ lock. Được cái nếu cài app SMBC (app ngân hàng nhé) thì tiêu gì sẽ notification lên luôn và có cả email về mail đăng ký nữa. Cái này real-time, không phải đợi tới khi lên hệ thống mới notification đâu.

– Zozo card thì đăng ký cũng dễ, còn tự nâng hạn mức hộ mình cơ. Mới đăng ký được luôn 30man.

– Để ý thì sẽ thấy cả 3 thẻ mình đang dùng đều thuộc đơn vị phát hành thẻ là sàn thương mại điện tử. Các bạn hay mua sắm thì chắc không thể thiếu 3 loại này rồi. Tích point siêu nhiều.

– UFJ, SMBC, Mizuho thì mình trượt tới mức ngỡ ngàng luôn.

– Aeon bị trượt rất ngớ ngẩn là do đợt đó sim mình dùng Rakuten, sóng khá yếu. Họ gọi cho mình để xác nhận không được nên đánh trượt. Mình để hẳn điện thoại trước mặt mà nhận được cái là thư thoại, gọi lại thì báo bị đánh trượt do không liên lạc được.

– Ai dùng iPhone từ 8 trở lên thì có thể nạp thẻ Pasmo qua Apple Pay (trước đây chỉ cho Master, hình như gần đây cho Visa rồi).

2. Ngân hàng tại Nhật:

2.1 Những ngân hàng đang dùng:

– SMBC

– UFJ

– Mizuho

– Rakuten

2.2 Đánh giá:

– SMBC dùng qua app cực thích, chuyển tiền trong SMBC thì có ngay lập tức dù là thứ 7 hay CN. Mình không chuyển ra ngoài nên không rõ khác bank có ngay không. Rút tiền sau 20h và thứ 7, CN thì mất phí. Nếu bạn đăng ký debit card thì thường sẽ chung luôn với thẻ ATM. Không mất phí thường niên.

– UFJ nhớ là chỉ trong giờ hành chính thì ngay lập tức còn nếu giờ nghỉ hay thứ 7, CN thì đợi giờ làm việc mới chuyển. Không rõ thay đổi cơ chế chưa nữa. Rút tiền khá thích là sau 23h hay 24h mới mất phí. Trường hợp của UFJ có thể nhét tiền được cho SMBC và ngược lại.

– Mizuho thì phí chuyển tiền khá cao, mình đăng ký chỉ bởi vì chủ nhà dùng Mizuho.

– Rakuten có cho chuyển tiền khác ngân hàng miễn phí vài lần. Rakuten thì cũng nhận tiền được ngay luôn. Nhét tiền vào dưới 3man thì mất phí. Nhét tiền ở case Yucho, UFJ, Kombini 7/11,…khá đa dạng.

Thẻ Rakuten

3. Các ứng dụng tín dụng tiêu dùng:

3.1 Đang dùng:

– Mercari

– Paidy

3.2 Đánh giá:

– Mercari dùng khá là tiện, hạn mức tối đa hiện tại mình thấy là 25 man. Đã có thông tin là hạn mức tối đa tới tận 50man, và tùy thông tin của bạn mà Mercari có thể hạ hạn mức của bạn xuống. Thanh toán trả hàng tháng khá dễ.

– Paidy thì hạn mức bình thường 15man cho mua sắm, có thể trả làm 3 lần. Nên xác nhận thông tin để có thể trả qua tự động ngân hàng, nếu có việc không nhét tiền kịp lúc trừ tiền tự động thì sẽ chuyển khoản qua ngân hàng GMOあおぞらネット, còn nếu trả qua combini thì mất phí. Những năm trước Apple dùng Orico, mình thấy cực khó để có thể mua trả góp. Bây giờ Apple dùng qua Paidy, trả góp 24 lần với phí 0%, tăng cơ hội cho người nước ngoài mua trả góp. Sắp ra iPhone mới rồi anh/chị/em đăng ký Paidy thôi.

Mọi đóng góp, trao đổi, ý kiến xây dựng về bài viết này xin được gửi về địa chỉ email: dilamtainhat.vpj@gmail.com.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai