Nói gì khi đi ăn với 社長

Trong group Facebook “Đi làm tại Nhật – VPJ”, bạn Ngọc Tuyền đã hỏi về chủ đề nhân viên mới có buổi đi ăn với sếp:

Em chào các anh các chị. Hiện em đang là 新入社員 (nhân viên mới) chả là tuần sau em có buổi đi ăn với giám đốc. Nên em không biết nói chuyện về chủ đề nào thì hợp lý ạ. Anh chị nào có kinh nghiệm cho e xin một chút tips khi đi ăn với những người cấp trên trong công ty không ạ.

Bạn Trần Duy trả lời rằng thường cấp trên sẽ gợi chủ đề họ quan tâm để hỏi, còn nhân viên cần giữ thái độ tôn trọng kèm chút hài hước nhẹ nhàng trong câu trả lời.

Bạn Thanh Phan chia sẻ cần chuẩn bị cho các câu hỏi quen thuộc như: giới thiệu bản thân, quen công ty chưa, sang Nhật khi nào và vì sao, khi nào định về hay muốn ở lại, dự định tương lai. Bạn chia sẻ đường link bản đồ trò chuyện khá hay

http://gokyoji.com/?p=411

Theo bạn Hai Huy thì có thể nói về thời sự, tình hình công ty, đối sách trong tương lai, các sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế ảnh hưởng thế nào đến công ty. Nếu không có đủ từ vựng hay hiểu biết nhiều thì có thể đọc bình luận của người Nhật, người nước ngoài rồi tổng hợp lại.

Theo kinh nghiệm cá nhân thì bạn Giang Huong Pham để ý 2 điểm khi trò chuyện, bất kể đối tượng là ai.

  1. Chủ đề dựa vào thông tin cá nhân của người đó, như sở thích, quê quán, đặc sản vùng miền.
  2. Gợi ra những điểm riêng biệt của người đó.

Nếu có cơ hội thì hãy hướng câu chuyện về một điểm đặc biệt của bạn. Ngoài ra có thể chú ý những manner (quy tắc ứng xử) trong khi ăn uống như rót đồ uống, gọi đồ ăn…

Bạn Trần Duy trả lời rằng thường cấp trên sẽ gợi chủ đề họ quan tâm để hỏi, còn nhân viên cần giữ thái độ tôn trọng kèm chút hài hước nhẹ nhàng trong câu trả lời.

Ý kiến của bạn Khoa khá tương đồng với 2 ý trên. Chẳng hạn như hỏi chuyện về gia đình, thú cưng, sở thích của sếp và đào sâu vào đó thêm với trường hợp sếp tương đối gần gũi. Còn nếu là giám đốc ở vị trí rất cao (trong công ty lớn) thì có thể hỏi những thông tin hữu ích chỉ có giám đốc biết như định hướng, cơ hội, thách thức, xu hướng phát triển của công ty…

Tuy nhiên một bạn khác cho rằng nên tránh hỏi việc gia đình, đời tư và có giới thiệu sách 雑談力.

Dù câu hỏi không nói rõ là bữa ăn ở hoàn cảnh nào nhưng bạn Vinh cũng trấn an rằng nếu là nomikai thì mục đích chủ yếu là nói chuyện casual và bộc lộ quan điểm cá nhân nên không cần quá lo lắng.

Ngoài nội dung, bạn Tamako Hariki cũng lưu ý về thái độ tự tin, đặt câu hỏi cầu thị, mang tính xây dựng sẽ tạo được ấn tượng hơn là tự mình thao thao hoặc chỉ lắng nghe một cách thụ động.

=================

Đây là bài viết được tổng hợp từ các câu trả lời trong bài đăng trên group Facebook “Đi làm tại Nhật – VPJ”.

https://www.facebook.com/groups/dilamtainhatvpj/posts/580632699578592/

Mọi đóng góp, trao đổi, ý kiến xây dựng về bài viết này xin được gửi về địa chỉ email: dilamtainhat.vpj@gmail.com.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai