Chuyện chuẩn bị ứng phó thiên tai

Chào cả nhà. Hồi động đất lớn thì mình đã có viết bài chia sẻ các điểm chú ý và các bước ứng phó khi xảy ra động đất tại link dưới đây trên Group VPJ:

<02_LeQuoc Leo_7 câu hỏi giúp bảo vệ chúng ta khỏi thảm họa khi xảy ra động đất>

Giờ thì vào mùa thu là mùa bão ở Nhật nên mình muốn chia sẻ thêm một số kinh nghiệm chuẩn bị phòng thân. Có lẽ mọi người giờ đây cũng hay nghe đến khái niệm BCP (Business Continuity Plan) – chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp, để công việc của Công ty vẫn hoạt động trôi chảy. Thật ra, có một khái niệm gần với đó nữa là LCP (Life Continuity Plan) – chuẩn bị cho cuộc sống ít bị xáo trộn hết mức có thể trong các tình huống bất thường như thiên tai.

[*Tình huống*: thiên tai xảy ra, trong vài ngày liên tiếp, phải ở nhà không thể đi mua đồ, hoặc nguồn cung đến cửa hàng cũng bị gián đoạn.]

Những lúc này thì cần phải tiêu thụ đồ lưu trữ sẵn ở trong nhà. Kinh nghiệm của bản thân mình là siêu bão Lan năm 2017, mưa to gió lớn đúng đợt mình bị cảm lạnh không thể đi ra ngoài mua đồ nên may có đủ lương thực thực phẩm dễ ăn ngay để sinh tồn và khỏe lại trong 3 ngày. Trước đó thì mình quen mua ít thực phẩm tươi để ăn đến đâu thì mua đến đó.

Đồ lưu trữ sẵn ở trong nhà

[*Tối thiểu*: nước trắng và bánh mì đóng lon (kanpan 乾パン) hoặc đồ khô tương tự]

Tại các kỳ huấn luyện diễn tập ứng phó động đất hay hỏa hoạn, cũng như trong túi đồ dùng thiết yếu thì có lẽ mọi người biết đến nước trắng và bánh mì đóng lon bảo quản được nhiều năm, để đảm bảo sự sinh tồn tối thiểu.

[*+α* : đồ ăn thức uống tương đối đầy đủ cho vài ngày]

Bánh quy mặn, thịt cá đóng hộp có lẽ là những thứ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cơ bản mà dễ kiếm lại bảo quản được lâu.

Nếu có thêm khả năng chứa chấp, các bạn có thể trữ thêm cơm bịch, có thể bỏ lò vi sóng nấu chín trong trường hợp có điện. Và thêm rau củ quả đóng hộp để cân bằng dinh dưỡng thay vì chỉ thịt cá.

lần đầu do Covid-19, thì mình không phải lo lắm khi mọi người đổ xô tích trữ đồ.

[*Lưu ý*: hạn sử dụng]

Tuy các món đồ tích trữ phòng bị này đều có hạn nhiều năm, nhưng dù sao cũng có hạn, nên mọi người chú ý check thời hạn, đến gần ngày thì đi mua đồ mới về thay và tiêu thụ luôn đồ cũ sắp tới hạn.

Ngoài thực tế là Nhật Bản là một nước nhiều thiên tai(天災大国)thì ý tưởng tích trữ nhu yếu phẩm mà mình thực hiện suốt những năm đi làm này là từ mô hình của Thụy Sĩ mà mình đã xem trên phóng sự, khi họ có hệ thống bunker cùng vật phẩm đủ phục vụ toàn dân trong 1 vài tháng. Tất nhiên là phong cách này đối lập với minimalism nhẹ nhàng ít phiền ưu, nhưng dù sao cũng mong có gì cho mọi người tham khảo được.

#lcp #chuẩn_bị

Mọi đóng góp, trao đổi, ý kiến xây dựng về bài viết này xin được gửi về địa chỉ email: dilamtainhat.vpj@gmail.com.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai