Khi HR recruiter lên tiếng (P2): Bốn tips giúp làm việc hiệu quả

Phần 1: Khi HR recruiter lên tiếng: 5 câu hỏi recruiter muốn bạn trả lời

Xin chào mọi người, mình tên là Diệp, hiện đang làm việc trong ngành recruiting tại Nhật.

Ở phần trước, mình đã chia sẻ những điểm mình thường dùng để đánh giá khi làm việc với ứng viên. Trong phần này mình sẽ chia sẻ thêm về kinh nghiệm cân bằng của mình khi làm việc trong ngành recruiting, hi vọng sẽ có ích cho những bạn đang có mong muốn làm việc trong ngành này hoặc đang gặp trạng thái quá tải trong công việc. 

Mọi người thường nói hai năm đầu mới vào nghề recruiter là giai đoạn khó khăn nhất (có thể nghề nào cũng thế?!). Nó còn hơi khoai hơn một chút khi mình mới đến Nhật và cần thích nghi văn hoá mới nữa. Công việc của mình có cường độ khá cao. Mình có thể cứ làm việc cả ngày, mà cái hay (hoặc dở) là việc làm mãi không bao giờ hết. 

Có thời điểm cuối năm ngoái mình thấy bản thân rơi vào trạng thái “burned out” – kiểu quá cố vì cố quá, sụt cân rồi trở nên khó tính bất bình thường. Vì thế, từ đầu năm nay, mình đã chủ động thực hiện một số cải cách trong cuộc sống cá nhân. Nhờ đó bản thân mình đã thực sự chuyển đổi trong hơn 6 tháng qua, và mình ở thời điểm hiện tại đang vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Sau đây là 4 điều mình đã và đang áp dụng, nếu đang gặp vấn đề bạn hãy thử áp dụng xem nhé.

1. Quản lý năng lượng bằng lối sống điều độ – Managing energy through managing lifestyle

Khi HR recruiter lên tiếng (P2):  Bốn tips giúp làm việc hiệu quả

Ngủ – phấn đấu ngủ trước 11pm, ngủ khoảng 7 tiếng. Ăn uống – tăng lượng rau củ quả tươi, đủ các thể loại màu sắc, giảm bớt thịt đỏ. Tập thể dục – ngủ dậy uống nước tưới cây xong là mình tập yoga, tối thiểu 10 phút, không thì 30-60 phút (có rất nhiều ngày tập bài 10-15 phút hị hị). Vitamin hug – mình có đọc được là việc được chạm/ ôm một ai khác vô cùng quan trọng, nếu người nào không có ai để ôm thì thi thoảng có thể thử đi massage…

2. Viết nhật kí và lên kế hoạch

Mình dành chút xíu thời gian buổi sáng sau khi tập hoặc trước khi bắt đầu làm việc để viết (trong khoảng 5-20 phút tuỳ nhu cầu và tuỳ hứng). Trước đó, hiếm khi mình cầm bút viết vì cái gì cũng dùng điện thoại hoặc máy tính. Nhưng việc cầm bút viết không ngờ lại cực healing với mình. Khi làm daily planning, học theo Jim Kwik, mình luôn có vào 3 cột: To do (Work), To do (Personal – VD. đọc sách, dọn nhà…) và To feel (VD. Calm, positive, grateful…). Nó giúp mình định hướng ngày mới và định hướng bản thân tốt hơn. Hôm nay viết thì hôm sau mình đọc lại, và thấy vui khi mình làm/feel được thế này thế kia, rồi biết mình cần tập trung hơn vào cái gì cho thời gian tới.

3. Nói ít làm nhiều.

Khi HR recruiter lên tiếng (P2):  Bốn tips giúp làm việc hiệu quả

Bình thường nghĩ và nói nhiều quá đến mệt. Giờ làm thật. Làm một cách vui vẻ, không phàn nàn gì cả. Thực sự khi mình ghi vào sổ nhật kí là bữa nay đã tập yoga được 10, 20, 30… ngày liên tiếp, cảm giác rất “yomost”. Bởi mình muốn tập và đã tập thật, và viết nhật kí để ghi lại thật – đó đã là một sự thành công. Cái thói quen này rồi sẽ đi vào trong cách mình làm việc một cách vô thức. 

4. Rèn khả năng tập trung để làm việc hiệu quả hơn. 

Mình rèn khả năng này bằng cách giảm multitask và thiền. VD Trước kia mình vừa ăn vừa xem tin tức hoặc Netflix vì nghĩ không lại chẳng có lúc nào xem. Giờ khi ăn chỉ tập trung ăn. Không ngờ ăn xong ngon hơn nhanh hơn vẫn còn thời gian xem hoặc làm gì khác. 

Mình tập thiền một cách chủ động hơn, bằng app Insight timer. Tuỳ hôm mình thiền 10-30+ phút, tập trung quan sát hơi thở, cơ thể và tâm ý. Không hiểu có phải nhờ vậy không mà giờ làm việc phăm phăm nhưng lại vui vẻ nhẹ nhàng và đỡ stress hơn hẳn xưa.

Kết

Trên đây là chút chia sẻ nhỏ bé của mình (tuy viết hơi dài dòng). Viết ở thời điểm hiện tại khi mình dưới 30, chưa có con, chưa nói được tiếng Nhật, chưa có cơ hội hiểu sâu môi trường làm việc thuần Nhật, chưa hỗ trợ nhiều các start-up ở thời kì sơ khai, và chưa làm việc quá nhiều với các bạn mới đi làm… Nhưng hi vọng đâu đó mọi người có thể tìm thấy phần nào hữu ích. Rất mong sẽ được kết nối và học hỏi thêm được từ nhiều bạn và các anh chị.

Chúc mọi người luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc

Namaste.

Mọi đóng góp, trao đổi, ý kiến xây dựng về bài viết này xin được gửi về địa chỉ email: dilamtainhat.vpj@gmail.com.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai